Content Syndication là chiến lược marketing nội dung thông minh, giúp bạn chia sẻ nội dung đã tạo ra trên nhiều kênh khác nhau, thu hút lượng lớn người đọc mới và gia tăng nhận diện thương hiệu. Thay vì chỉ giới hạn nội dung trên website của riêng mình, Content Syndication cho phép bạn tiếp cận đối tượng rộng lớn hơn, đa dạng hơn, từ đó thúc đẩy traffic, leads và doanh thu.
1. Content Syndication là gì?
Content Syndication là một chiến lược quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị nội dung, cho phép nội dung của bạn được phân phối và chia sẻ trên nhiều nền tảng và kênh thông tin khác nhau của các đối tác. Thông qua Content Syndication, bạn có thể đưa nội dung của mình đến với một đại chúng rộng lớn hơn thông qua các trang web, blog, email newsletter và các nền tảng truyền thông khác mà các đối tác sở hữu. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và rộng rãi hơn.
Content Syndication là một phương pháp mạnh mẽ trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Đây có thể là việc chia sẻ bài viết, blog, bài viết khách mời, video, bản tin, thông tin sản phẩm và các tài liệu khác. Mục tiêu của Content Syndication là tận dụng sự phổ biến và uy tín của các đối tác để đưa nội dung của bạn đến một đối tượng khách hàng rộng lớn hơn, từ đó mở rộng phạm vi tiếp thị và tăng cường nhận diện thương hiệu của bạn.
2. Lợi ích của Content Syndication
2.1 Giúp tăng referral traffic
Referral traffic là loại lưu lượng truy cập được tạo ra khi một website khác đề cập đến bạn trong nội dung của họ và người đọc của họ chuyển hướng đến website của bạn.
Khi bạn phân phối nội dung thông qua syndication, các trang web khác thường sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc. Nếu độc giả quan tâm đến nội dung của bạn và muốn biết thêm, họ sẽ nhấp vào liên kết và đến bài viết gốc. Điều này giúp tăng lưu lượng truy cập cho website của bạn thông qua syndication.
2.2 Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Content Syndication là một chiến lược mạnh mẽ cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng bằng cách chia sẻ nội dung trên các nền tảng và kênh thông tin của các đối tác uy tín. Thay vì chỉ tập trung vào kênh tiếp thị của riêng mình, Content Syndication giúp bạn tiếp cận một lượng độc giả và khách hàng tiềm năng lớn hơn. Bằng cách này, bạn không chỉ thu hút được sự chú ý của đối tượng hiện tại mà còn mở ra cơ hội tiếp cận với một lượng lớn người mới, từ đó mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
2.3 Tăng nhận diện thương hiệu
Khi bạn phân phối nội dung của mình, bạn không chỉ chia sẻ thông tin mà còn lan tỏa thương hiệu của mình. Điều này có nghĩa là khi có nhiều độc giả truy cập từ các trang web uy tín và các nền tảng mạng xã hội khác nhau, thương hiệu của bạn cũng được lan truyền theo. Khi thương hiệu của bạn đã đọng sâu trong tâm trí của độc giả, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn đối với sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
2.4 Tăng cường khả năng tạo liên kết và xây dựng quan hệ đối tác
2.5 Tăng lưu lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi
3. Ảnh hưởng của Content Syndication đến chất lượng dịch vụ SEO như thế nào?
Nhiều người lo ngại về việc bị Google phạt do rủi ro của việc Content Syndication có thể dẫn đến vấn đề về nội dung trùng lặp.
Google đã rõ ràng tuyên bố rằng: “Có nhiều trường hợp mà việc tạo ra nội dung trùng lặp trên nhiều tên miền nhằm mục đích “đánh bóng” thứ hạng trên công cụ tìm kiếm hoặc tăng lượng truy cập. Hành vi này ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng, khi họ thường xuyên gặp lại nội dung giống nhau trong kết quả tìm kiếm”.
Tuy nhiên, Google hiểu rằng trong một số trường hợp, sự xuất hiện của nội dung tương tự trên nhiều trang có lý do hợp lý, như trong trường hợp của Content Syndication.
Trong Content Syndication, không phải là bạn cố gắng làm mọi cách để “đánh bóng” thứ hạng, mà chỉ là cách để thu hút thêm lượt truy cập từ độc giả thông qua việc tiếp cận một nhóm độc giả mới qua các trang web khác.
Mặc dù có thể bài viết được tải lại có thể được xếp hạng cao hơn bài gốc bởi việc Content Syndication, nhưng trường hợp này không thường xuyên xảy ra vì Google có thuật toán riêng để phân biệt và xác định giữa bài viết gốc và bài viết được đăng lại để xếp hạng một cách công bằng.
4. Quy trình triển khai Content Syndication hiệu quả
4.1 Xác định chủ đề và tạo bài content
Đầu tiên, để thành công trong việc thu hút độc giả và khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định rõ đối tượng độc giả của mình. Hiểu được nhu cầu và sở thích của họ sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp. Đồng thời, bạn cũng cần phải đánh giá xem đối tượng này có chấp nhận hình thức Content Syndication hay không.
Sau khi đã hiểu rõ đối tượng độc giả, tiếp theo là lên kế hoạch chủ đề phù hợp. Chủ đề này cần phản ánh đúng nhu cầu và mong muốn của độc giả cũng như đồng thời hỗ trợ mục tiêu SEO của bạn.
Khi đã xác định được chủ đề, bạn cần tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn. Mỗi bài viết cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng và chính xác. Điều này sẽ giúp thu hút và giữ chân độc giả, đồng thời củng cố vị thế của bạn trong lĩnh vực tương ứng.
4.2 Tìm kiếm đối tác hoặc tự Syndication bài viết
Để đưa nội dung chất lượng và có giá trị đến với khách hàng mục tiêu, bạn có thể sử dụng Google để tìm kiếm các trang web chấp nhận đăng lại nội dung từ nguồn khác. Thông thường, những trang này sẽ có thói quen dẫn link về nguồn gốc của nội dung bằng các cụm từ như:
- Originally Appeared On: Tạm dịch là “Bản gốc xuất hiện trên”.
- Republished With Permission: Được hiểu là “Được phép đăng lại”.
- Originally Published On: Tạm dịch là “Bản gốc được đăng tải trên”.
Sử dụng những cụm từ này khi đăng lại nội dung có thể giúp tạo ra sự minh bạch và tôn trọng đối với nguồn gốc của thông tin.
4.3 Xây dựng liên kết
Link đóng một vai trò không thể phủ nhận trong thành công của các chiến lược Content Syndication. Để đảm bảo hiệu quả, khi xây dựng quan hệ với các đối tác, điều quan trọng là đảm bảo họ tái hiện nội dung của bạn đồng thời cung cấp Canonical Link trở lại nội dung gốc trước khi xuất bản. Hành động này không chỉ giúp xác định rõ phiên bản gốc, mà còn giúp định rõ chủ sở hữu SEO đối với các công cụ tìm kiếm.
5. Những cách syndication content hiệu quả
Reformatting là tái định dạng lại nội dung, là một cách hiệu quả để tái sáng tạo nội dung của bạn và đáp ứng nhu cầu của độc giả với nhiều sở thích khác nhau. Điều này bởi vì:
- Đa dạng hóa cho sở thích khác nhau: Mỗi người có sở thích trải nghiệm nội dung theo các hình thức khác nhau. Bằng cách tái định dạng lại nội dung thành infographics, podcast hoặc video, bạn có thể thu hút được một đối tượng độc giả rộng lớn hơn, bao gồm cả những người thích đọc, xem hình ảnh, nghe hoặc xem video.
- Làm mới nội dung và phù hợp với nhiều nền tảng hơn: Việc tái định dạng lại nội dung giúp bạn cập nhật và làm mới nội dung của mình một cách linh hoạt. Đồng thời, các định dạng khác nhau cũng giúp nội dung của bạn phù hợp với nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, từ trang web và mạng xã hội đến các ứng dụng di động.
6. Kết luận
Content Syndication bao gồm lợi ích, cách thực hiện cũng như làm sao để thực hiện Content Syndication một cách hiệu quả. Khi biết cách sử dụng Content Syndication tốt, chắc chắn bạn sẽ thu hút được một lượng độc giả lớn thông qua nhiều nền tảng và còn giúp tăng nhận diện thương hiệu.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
Hotline: O968.825.O68
Fanpage: AZ Media Đà Nẵng
Email: azmedia.com.vn@gmail.com
Website: https://azmedia.com.vn/
Địa chỉ: 47 Mai Am, P. Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng
Az Media – Chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO, giao diện đẹp, trải nghiệm mượt mà!
Chúc bạn thành công!